Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Hàn Quốc sẽ cấp phép cho các bác sĩ nước ngoài do đình công kéo dài
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Hành trình tìm mộ Hoàng đế Quang Trung (Phần 1)
Có ý kiến cho rằng, vua Quang Trung là người sáng suốt nên ngay khi còn sống, ông đã lệnh cho xây dựng lăng mộ ở một nơi bí mật.

 


Nguyễn Huệ còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế, vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương – là một anh hùng áo vải kiệt xuất của dân tộc. Cái chết đột ngột của ông vẫn còn là một bí ẩn với lịch sử. Nhưng hài cốt của vua Quang Trung thực sự được chôn cất ở đâu càng là một bí mật không dễ giải mật. Lịch sử cho rằng, để trả thù, Nguyễn Ánh sai đào mộ Nguyễn Huệ tán hài cốt thành bột nhồi thuốc súng bắn và bỏ xương sọ vào “vò” giam trong ngục tối. Lăng mộ của vua Quang Trung tại Phú Xuân cũng bị san phẳng, gia quyến thân thích bị giết sạch.

 

Tuy nhiên thời gian gần đây, không ít nhà khoa học và lãnh đạo TP Vinh (Nghệ An) đã liên hệ trao đổi với tòa soạn về phần mộ Hoàng đế Quang Trung. Phần lớn các ý kiến cho rằng, vua Quang Trung là một người sáng suốt lại hiểu rõ mình có nhiều kẻ thù nên ngay khi còn sống, ông đã lệnh cho hạ cấp trung thành xây dựng lăng mộ ở một nơi bí mật. Vì vậy, lăng mộ mà Nguyễn Ánh quật lên chỉ là mộ giả mà vua Quang Trung tạo ra. Đó là căn cứ để các nhà lịch sử đi tìm phần mộ của vua Quang Trung.

 

Lần theo những thông tin được các nhà khoa học cung cấp, chúng tôi đã liên lạc được với ông Nguyễn Hữu Bản, nguyên Bí thư Thành ủy Vinh – Nghệ An. Nhiều năm nay, ông Bản khởi xướng và đứng đầu nhóm tìm kiếm phần mộ Hoàng đế Quang Trung. Trong quá trình tìm kiếm, không ít chuyện lạ với những linh ứng thần kỳ đã xảy ra. Chúng tôi xin gửi tới các nhà khoa học, lịch sử và quý độc giả những cứ liệu sát thực và mong mỏi những góp ý để cuộc tìm kiếm được thuận lợi và có kết quả.

 

“Vua Quang Trung rất tin về mồ mả nên khi chiếm được thành Phú Xuân, ông đã cho quật mồ nhà Nguyễn để răn đe. Hơn nữa, Huế là đất cung phủ nhà Nguyễn, vua Quang Trung không bao giờ lại chôn cất mình ở đất ấy”, ông Nguyễn Hữu Bản, nguyên Bí thư Thành ủy Vinh – Nghệ An cho hay.

 

 


 

 

Hội thảo về Hoàng đế Quang Trung tại Vinh năm 2011.

 

Bức thư của nhà Huế học?

 

Ngày 31/5/2011, được sự đồng ý của lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An, TP Vinh đã tổ chức cuộc Hội thảo “Hoàng đế Quang Trung với Phượng Hoàng Trung Đô” thu hút nhiều nhà khoa học hàng đầu Việt Nam tham dự, đặc biệt hội thảo cũng có sự góp mặt của nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân, người từng khẳng định hài cốt của Hoàng đế Quang Trung đã bị Nguyễn Ánh đốt thành tro bắn vào không trung và chính ông đã tìm được vị trí an táng Hoàng đế ở cung Đan Dương (Huế).

 

Tuy nhiên, ý kiến của Nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân tại cuộc hội thảo bị nhiều người phản đối, trong đó có nhà khảo cổ Đỗ Đình Truật. Ngày 1/6, ông Xuân lên tàu về Huế, đến ngày 4/6 thì Tỉnh ủy Nghệ An nhận được bức thư của ông Xuân với nội dung phản biện việc tìm hài cốt của nhóm tìm mộ vua Quang Trung tại tỉnh Nghệ An.

 

Đồng thời, bức thư cũng nói rõ: “Nguyễn Ánh Gia Long quật mồ anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ không thể nhầm. Thứ nhất: Quật mộ để cắt đứt sự trỗi dậy của dòng họ Nguyễn Tây Sơn, nếu sai thì vô cùng tai hại. Thứ hai: Quật mộ cho đúng để trả thù cho chín đời. Thứ ba: Huế là đất của nhà Nguyễn, lúc nào cũng có người của nhà Nguyễn ở lại Phú Xuân theo dõi mọi động tĩnh của phong trào Tây Sơn, vì thế họ biết chắc vua Quang Trung được táng nơi đâu để khi trở lại họ báo lại cho Nguyễn Ánh. Thứ tư: Các quan hàng đầu Nguyễn Ánh như Lê Chất, Ngô Văn Sở phải chỉ điểm đúng mộ của vua Quang Trung, nếu chỉ sai sẽ bị chặt đầu.

 

Vì thế, đừng bao giờ mơ tưởng hài cốt vua Quang Trung vẫn còn ở đâu đó trên đất nước Việt Nam… Vì thế, đi tìm huyệt mộ có hài cốt vua Quang Trung là chuyện không tưởng vô ích. Bao nhiêu năm nay, tôi nghiên cứu chỉ mong tìm được dấu tích, địa chỉ cụ thể nơi từng mai táng thi hài vua Quang Trung mà thôi. Nơi ấy tôi đã tìm được là cung điện Đan Dương ở gần chùa Thiền Lâm. Nếu muốn, Thừa Thiên – Huế cũng chỉ có thể dựng lại được Cung điện Đan Dương mà thôi”.

 


 

Đền thờ vua Quang Trung tại núi Dũng Quyết.

 

Việc tìm mộ mới chỉ bắt đầu

 

Là người khởi xướng cuộc tìm kiếm mộ phần Hoàng đế Quang Trung, lại là người tham mưu cho TP Vinh tổ chức cuộc hội thảo “Hoàng đế Quang Trung với Phượng Hoàng Trung Đô”, ông Nguyễn Hữu Bản đã có thư phúc đáp tới Nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân, ông Bản cho rằng, việc tìm mộ mới chỉ bắt đầu, chưa chắc chắn được một điều gì.

 

Ông Bản cũng cho hay: “Trước khi hội thảo, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của nhiều nhà khoa học, trong đó có GS Phan Huy Lê. Còn thực sự hài cốt của vua Quang Trung có còn nữa hay không? Và nếu còn thì hiện nay ở đâu? Đây là vấn đề rất hệ trọng không chỉ lệ thuộc vào ý chí của chúng ta mà còn phụ thuộc vào phần âm (Ngài có cho phép hay không?) nên mọi việc đang ở phía trước”.

 

Ông Bản đưa ra dẫn chứng chứng minh việc ông khởi xướng là có căn cứ thuyết phục. Ngoài những luận cứ có thể dễ dàng suy luận về việc xây dựng lăng mộ thật, thì dựa vào lời sấm truyền của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về thế thời lịch sử cũng là căn cứ để nhà Tây Sơn bí mật chọn cho mình một khu đất để xây mộ phần, tránh sự trả thù của nhà Nguyễn.

 

“Đoài cung một sớm đổi thay/Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn/Đầu cha lộn xuống chân con/Mười bốn năm tròn hết số thì thôi”. Lời sấm truyền của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khiến vua Quang Trung ý thức được mệnh của mình không dài cho nên đã sớm nghĩ đến việc xây dựng lăng mộ. Và việc xây mộ không đơn thuần hoặc khuếch trương cho người khác biết, mà rất bí mật để tránh hậu họa bị quật mồ như lịch sử đã ghi.

 

Vua Quang Trung muốn dời đô ra Nghệ An và cho xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô. Tuy nhiên, thành xây dở dang thì vua Quang Trung đột ngột qua đời. Sự gắn bó của ông với Phượng Hoàng Trung Đô là một trong những căn cứ để nhóm tìm mộ coi đây là “điểm huyệt” chôn cất hài cốt Hoàng đế Quang Trung.

 

Chọn quê xây thành

 

Theo các nhà sử học, Nguyễn Huệ vốn tên thật là Hồ Thơm. Tổ bốn đời của Nguyễn Huệ người làng Hương Cái, tổng Hải Đô (nay thuộc xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An). Đó là ông Hồ Phi Long vào lập nghiệp ở phủ Quy Nhơn, dinh Quảng Nam thời Thịnh Đức.

 

Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái ghi: Ở ấp Tây Sơn có người họ Nguyễn tên Văn Nhạc tổ tiên nguyên là người Nghệ An. Khoảng năm Thịnh Đức, quân Nhà Nguyễn đánh ra Nghệ An, chiếm cứ được 7 huyện phía Nam sông Cả rồi dồn bắt tất cả dân cư đưa vào Nam cho sống ở vùng Tây Sơn. Tổ bốn đời của Nguyễn Nhạc chuyến ấy cũng bị bắt vào trong đó.

 

Sách Tư liệu về Tây Sơn – Nguyễn Huệ trên đất Nghĩa Bình do Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh Nghĩa Bình ấn hành năm 1998 viết: Tổ tiên bốn đời của các thủ lĩnh Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ vốn họ Hồ quê ở Nghệ An, khoảng giữa thế kỷ XVII bị quân Nguyễn bắt vào Đằng Trong.

 


 

Nhiều nhà khoa học khẳng định, thành Phượng Hoàng Trung Đô là nơi

chôn cất mộ thật của Hoàng đế.

 

Theo di huấn của tổ tiên, Nguyễn Huệ dù xa quê vẫn một lòng nhớ về nơi đất Tổ. Vì vậy, theo các nhà khoa học việc vua Quang Trung chọn Nghệ An để xây thành Phượng Hoàng Trung Đô có một lý do lớn. Hơn nữa, trong thư gửi La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Nguyễn Huệ viết:

 

“… Nay Phú Xuân thì hình thế cách trở, ở xa trị Bắc Hà, sự thế rất khó khăn. Theo đình thần nghĩ rằng chỉ có đóng đô ở Nghệ An là độ đường vừa cân, vừa có thể khống chế được trong Nam ngoài Bắc, và sẽ làm cho người tứ phương đến kêu kiện, tiện việc đi về”.

 

Theo PGS.TS sử học Nguyễn Quang Hồng, ngoài lý do chọn đất Tổ Nghệ An xây thành, vua Quang Trung còn muốn “cân” độ dài đi lại để dễ bề trị nước. Vì ở Nghệ An, ngoài đường núi và đường sông dễ dàng ngược xuôi Nam Bắc, lại còn đường biển và đường núi ở giữa các vùng, nếu có biến sẽ dễ dàng di chuyển quân đội.

 

Địa linh núi Quyết

 

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Hồng, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp biết không thể chối ý định dời đô từ Phú Xuân về Nghệ An của Hoàng đế Quang Trung nên ông đã xuống núi, vận dụng hết khả năng phong thuỷ và chọn được vùng đất ở núi Dũng Quyết (nay thuộc phường Trung Đô, TP Vinh) để xây dựng kinh đô.

 

Núi Dũng Quyết còn có tên là núi Phượng Hoàng bởi thế núi trông giống con chim Phượng đang vỗ cánh bay ra biển lớn. Phía Tây Nam của núi lại có đền Hoàng Mười mà người xưa gọi là “Mỏ Hạc linh từ”. Đứng trên đỉnh Dũng Quyết nhìn ra phía Nam là dãy Thiên Nhẫn trùng điệp chạy dài tạo thế vững chãi cho dải đất thiêng dọc đôi bờ tả – hữu ngạn sông Lam.

 

Vùng đất xây dựng thành Phượng Hoàng để thực hiện ý định dời đô của Hoàng đế Quang Trung từ Phú Xuân về Nghệ An nằm ở phía Nam núi Dũng Quyết, trong khoảng giữa núi Quyết và “Miêu Nhi Phong” mà người địa phương gọi là “Rú Con Mèo” hội đủ khí trời tạo thành thế “vinh sơn thủy tụ”.

 


 

Núi Quyết, nơi được chọn làm thành Phượng Hoàng và khu lăng mộ bí mật

của vua Quang Trung.

 

Sự dang dở của thành Trung Đô

 

Theo sách Hoàng Lê nhất thống chí thì triều đình Tây Sơn đã xây dựng ở Nghệ An được một số công trình như đắp hoàn chỉnh thành đất xung quanh, xây dựng xong Lầu Rồng ba tầng, điện Thái Hòa và hai dãy hành lang rộng lớn: “Quang Trung liền sai trưng dụng rất nhiều thợ thuyền, chuyên chở gỗ đá, gạch ngói để xây dựng cung phủ, lâu đài. Đắp thành đất xung quanh và sai các quân lính đào đá ong ở địa phương để xây thành trong. Dựng tòa lầu ba tầng cùng hai dãy hành lang, để phòng dùng đến khi có lễ triều hạ”.

 

Lịch sử cũng đã ghi nhận công cuộc xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô đang tiến hành thì vua Quang Trung đột ngột qua đời vào năm 1792. Trước khi nhắm mắt, vua Quang Trung còn cho triệu viên Trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu về kinh dặn rằng: “Sau khi ta mất, nên trong một tháng táng cho xong. Việc táng làm qua loa mà thôi. Chúng ngươi nên giúp lập Thái tử sớm dời đô ra Nghệ An để khống chế thiên hạ. Nếu không thế thì quân Gia Định sẽ tới, chúng ngươi không có chỗ chôn thân”.

 

Tuy nhiên, sau khi vua Quang Trung mất, việc xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô đã bị gác lại. Vua con kế nhiệm Nguyễn Quang Toản không hề nhắc đến việc dời đô ra Nghệ An như ý nguyện của vua cha trước khi mất. Năm 1801, sau khi Phú Xuân thất thủ, triều đình Quang Toản đã kéo nhau ra Bắc Hà và đóng đô ở Thăng Long. Chuyện lạ xảy ra, Lầu Rồng ba tầng tự nhiên sụp đổ là điềm báo trước về sự sụp đổ của triều đại Tây Sơn.

 

Việc Quang Toản không nhắc gì đến thành Phượng Hoàng, cũng được các sử gia và các nhà khoa học nhắc đến trong cuộc hội thảo tại TP Vinh ngày 31/5/2011. Có người cho rằng, việc không nhắc đến thành Phượng Hoàng là có lý do chính đáng. Vì thực chất việc xây thành tốn rất nhiều thời gian. Trong khi đó, khu lăng mộ bí mật của vua Quang Trung dưới sự giám sát của tướng Trần Quang Diệu đã hoàn thành. Ngừng xây thành Phượng Hoàng là cách đánh lạc hướng những ánh mắt trung thành với triều đình nhà Nguyễn.

 

Nhiều nhà sử học trong hội thảo tại TP Vinh đã cho rằng: Sau 2 – 3 tháng Quang Trung băng hà mới phát tang. Thành Phú Xuân “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, đường sông đường biển đều bị kiểm soát. Đây là thời gian để tâm phúc vua Quang Trung đưa thi hài vua ra Nghệ An mai táng. Và người đóng giả vua Quang Trung để chết và an táng tại Phú Xuân chính là tướng Phạm Công Trị (người từng đóng giả vua Quang Trung đi sứ nhà Thanh).
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Ba nàng công chúa tài hoa bạc phận triều Nguyễn (19-05-2015)
    Từ Hà Nội đến Sài Gòn - tóm lược một quá trình vận động của lịch sử dân tộc (03-05-2015)
    Chuyện chưa kể phía sau bức ảnh 'Hai người lính' (30-04-2015)
    Lời tiên đoán của Trần Nguyên Đán  (19-04-2015)
    Lời thú tội của Kim Ki Tae - sĩ quan Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam (09-04-2015)
    Lễ cưới chấn động kinh thành Thăng Long của nàng công chúa câm (07-04-2015)
    Điểm danh bốn vị đại quý tộc ô nhục của nhà Trần (06-04-2015)
    Ba triều đại Việt Nam nối tiếp đòi Trung Hoa trả đất (04-04-2015)
    Vua Hàm Nghi - người mở đầu cho nền hội họa hiện đại Việt Nam? (03-04-2015)
    Thái độ nghiêm khắc của người viết sử trong Đại Việt sử ký toàn thư (02-04-2015)
    Vụ án 'hải tặc' chấn động thời Tự Đức (31-03-2015)
    Phận thảm của các cung nữ trong Tử Cấm thành Huế (28-03-2015)
    Cuộc đời bi thương của Hoàng thái tử Bảo Long (27-03-2015)
    Vụ án oan bi thảm chấn động nhà Trần (26-03-2015)
    Lý Quang Diệu và Việt Nam: Từ thù địch đến đối tác (24-03-2015)
    Nếu Madrid không cần Bale... (24-03-2015)
    Cuộc trở về của hậu duệ vua Hàm Nghi (22-03-2015)
    Những điều cần biết về 21 điểm đảo Việt Nam đang kiểm soát ở Trường Sa (19-03-2015)
    Văn tế vong hồn liệt sĩ Hoàng Sa - Trường Sa (16-03-2015)
    Không quân Việt Nam bảo vệ Trường Sa những năm 1980 thế nào? (16-03-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152986128.